NGƯỜI LAO ĐỘNG
Thủ tướng đồng ý kết luận sai phạm đất đai ở Đà Nẵng
Thủ tướng yêu cầu UBND TP Đà Nẵng nghiêm túc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ và kiến nghị của Bộ Tài nguyên - Môi trường về những sai phạm đất đai ở địa phương
Văn
phòng Chính phủ vừa có Công văn số 5956/VPCP–V.I (ngày 22-7-2013) gửi
Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT), Thanh tra Chính phủ và UBND TP Đà
Nẵng thông báo ý kiến của Thủ tướng về việc chấp hành pháp luật đất đai
tại TP Đà Nẵng.
Khu đất phía Nam cuối đường Phạm Văn Đồng bị Thanh tra Chính phủ cho rằng
TP Đà Nẵng bán rẻ cho tư nhân để sang nhượng thu tiền chênh lệch Ảnh: Hoàng Dũng
Giao đất chưa đúng quy định
Theo
văn bản này, xét báo cáo của Bộ TN-MT (số 2032/BTNMT-TTr, ngày
31-5-2013) về kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai tại TP
Đà Nẵng, Thủ tướng đồng ý với kết luận và kiến nghị của Bộ TN-MT tại báo
cáo số 2032. Thủ tướng yêu cầu UBND TP Đà Nẵng khẩn trương, nghiêm túc
thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ; ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
tại văn bản số 3024/VPCP-V.I ngày 16-4-2013 và kiến nghị của Bộ TN-MT
và báo cáo kết quả trước ngày 30-8.
Trước
đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại Công văn 1930/VPCP-V.I
(ngày 19-11-2012) về việc xử lý sau kết luận thanh tra, Bộ TN-MT đã tổ
chức kiểm tra toàn diện và có báo cáo gửi Thủ tướng (số 2032) do Thứ
trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển ký, về công tác quản lý, sử dụng đất đối với
các dự án đầu tư tại TP Đà Nẵng sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực.
Kết
quả kiểm tra cho thấy 19/28 văn bản quy phạm pháp luật và 6/8 văn bản
chỉ đạo điều hành của UBND TP Đà Nẵng về lĩnh vực đất đai, công tác xây
dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước về đất đai cơ bản khá đầy đủ
trên các lĩnh vực, như: quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định khi nhà
nước thu hồi đất, quy định về hạn mức giao đất…
Tuy
nhiên, công tác trên vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể, UBND TP Đà Nẵng
chưa bàn hành Quy định suất đầu tư tối thiểu trên một đơn vị diện tích
đất cho từng loại dự án và từng địa bàn đầu tư làm căn cứ để thẩm định
dự án, thẩm định nhu cầu sử dụng theo quy định của Nghị định số 17/2006
của Chính phủ. Bên cạnh đó, UBND TP Đà Nẵng ban hành Quy chế đấu giá
quyền sử dụng đất, quy định thời gian công khai trước khi tiến hành đấu
giá là 15 ngày là chưa phù hợp với Quyết định 216/2005 của Thủ tướng
Chính phủ.
Ngoài
ra, việc UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo tại Công văn số 1441, tháng 5-2008 của
Văn phòng UBND TP về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với
thời hạn lâu dài cho Công ty Cổ phần Xây dựng và đầu tư Đà Nẵng (nhận
chuyển quyền sử dụng đất từ Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng KCN
Đà Nẵng); công văn số 1631, cũng tháng 5-2008, đồng ý giao đất lâu dài
đối với các tổ chức và cá nhân nhận quyền sử dụng đất tại KCN Dịch vụ
thủy sản Đà Nẵng đã nộp tiền sử dụng đất theo quy định là chưa đúng với
Luật Đất đai 2003…
Bộ
TN-MT cũng đã kiểm tra việc giao đất, cho thuê đất của 48/1.061 hồ sơ
(tỉ lệ 4,53%), trong đó có 14 dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, 34
dự án không sử dụng ngân sách nhà nước. Trong số 14 dự án sử dụng vốn
ngân sách nhà nước, có 2 dự án được giao đất chưa đúng trình tự thủ tục:
dự án Khu liên hợp thể thao, Trạm Xử lý nước thải, Khu tái định cư Hòa
Xuân (địa bàn quận Cẩm Lệ) và dự án xây dựng Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng
(thuộc Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng). Đối với
các dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, có tới 30/34 dự án thực
hiện trình tự thủ tục giao đất chưa đúng với Nghị định số 181/2004 của
Chính phủ.
Sai sót trong chuyển quyền sử dụng đất
Về
chuyển quyền sử dụng đất cho các chủ đầu tư, UBND TP Đà Nẵng quyết định
giao đất cho Công ty Quản lý và Khai thác đất (hoặc các Ban Quản lý dự
án, các công ty có chức năng khai thác quỹ đất) để ký hợp đồng chuyển
quyền sử dụng đất cho các chủ đầu tư mà UBND TP Đà Nẵng không giao đất
trực tiếp cho chủ đầu tư là chưa đúng với Luật Đất đai năm 2003. Bộ
TN-MT dẫn trường hợp cụ thể là Công ty TNHH Thương mại Hà và Công ty
TNHH Khách sạn và Biệt thự Nam Phát (Công ty 100% vốn nước ngoài), với
diện tích 150.750 m2 đất.
Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với dự án đầu tư, qua kiểm tra 41 hồ sơ dự án đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên tổng số 48 dự án), chỉ có 14 dự án được cấp giấy đúng thủ tục, đối tượng và thời hạn sử dụng đất; 27 trường hợp còn lại (không sử dụng vốn ngân sách nhà nước) đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào mục đích sản xuất kinh doanh với thời hạn sử dụng lâu dài là trái với quy định.
Truy trách nhiệm tập thể và cá nhân sai phạm
Bộ
TN-MT kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP Đà Nẵng kiểm điểm, làm rõ
trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc để xảy ra sai sót, tồn tại
trên khi thực hiện kết luận của Thủ tướng; chỉ đạo kiểm tra, lập thủ
tục thu hồi các dự án không sử dụng đất quá 12 tháng liền hoặc những dự
án có tiến độ thực hiện chậm quá 24 tháng theo quy định của Luật Đất đai
2003; thu hồi những dự án chuyển nhượng đất trái pháp luật…
|
Nhóm phóng viên
TUỔI TRẺ TP. HCM
Phát hiện thêm sai phạm về đất đai tại Đà Nẵng
TTO - Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý với kết luận và kiến nghị của Bộ Tài nguyên - Môi trường về kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai tại Thành phố Đà Nẵng.
Theo đó, ngoài những nội dung Thanh tra Chính phủ đã
kết luận, qua kiểm tra ở những dự án khác, trong báo cáo kết quả kiểm
tra gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN-MT cũng chỉ ra thêm một số sai phạm
trong quản lý đất đai, giao đất và cho thuê đất ở một số dự án.
Qua kiểm tra, Bộ TN-MT kết luận trong những năm qua,
đặc biệt sau khi có Luật Đất đai 2003 và các Nghị định của Chính phủ
hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, UNBD TP Đà Nẵng đã kịp
thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực
hiện tại địa phương góp phần đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai
vào nề nếp. Ngoài ra, UBND TP Đà Nẵng cũng đã có chỉ đạo cải cách thủ
tục hành chính rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư sớm thực hiện dự án, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội
đáng kể.
Tuy nhiên, qua kiểm tra, Bộ TN-MT cũng xác định còn
những tồn tại như một số văn bản đã được cụ thể hóa nhưng còn có những
điểm chưa đúng quy định của pháp luật.
Cụ thể như văn bản quy định thời gian công khai khi
tiến hành đấu giá đất, văn bản quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và một số công văn cá biệt của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch
UBND TP chỉ đạo lập hồ sơ giao đất. Theo đó, Bộ TN-MT kiến nghị cần phải
sửa đổi, hủy bỏ những quy định tại các văn bản nêu trên.
Ngoài ra, Bộ TN-MT cũng chỉ rõ việc làm thủ tục tục thu
hồi đất và giao đất song song với bước thẩm định và phê duyệt dự án đầu
tư, bỏ qua một số thủ tục cần thiết khi thu hồi đất và giao đất là chưa
đúng với quy định tại điều 30 Nghị định 181/2004 về thi hành Luật Đất
đai;
Việc UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cho
các dự án đầu tư vào mục đích sản xuất kinh doanh với thời hạn lâu dài
là trái với điều 67 Luật Đất đai năm 2003; Việc giao đất cho các đơn vị
sự nghiệp của TP khai thác quản lý quỹ đất để chuyển quyền sử dụng cho
chủ đầu tư, không giao đất trực tiếp cho chủ đầu tư là chưa đúng với quy
định của Luật Đất đai 2003;
Về quản lý điều hành của UBND TP, việc một số dự án đầu
tư giao cho nhiều đơn vị thực hiện các khâu, các dự án đầu tư không
giao cho một đầu mối mà giao cho nhiều đầu mối quản lý, ưu điểm là tổ
chức thực hiện nhanh, nhưng cũng gây khó khăn cho việc quản lý quỹ đất,
không phát huy được vai trò tham mưu của cơ quan quản lý chuyên ngành.
Ngoài ra, về việc giao, cho thuê đất, qua kiểm tra, Bộ
TN-MT cũng kết luận tại một số dự án như khu liên hiệp thể dục thể thao,
trạm xử lý nước thải và khu tái định cư tại phường Hòa Xuân (quận Cẩm
Lệ) được giao đất chưa đúng trình tự thủ tục.
X.LONG
THANH NIÊN ONLINE
Bộ Tài nguyên - Môi trường phát hiện thêm nhiều sai phạm đất đai tại Đà Nẵng
(TNO) Theo chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên - Môi trường đã tổ chức kiểm tra
toàn diện về công tác quản lý, sử dụng đất đối với các dự án tại Đà Nẵng
từ khi luật Đất đai 2003 có hiệu lực đến nay và phát hiện thêm nhiều
sai phạm.
>> Đà Nẵng phải báo cáo kết quả xử lý sau thanh tra trước 30.8
>> Đà Nẵng phải truy thu hàng ngàn tỉ đồng vì sai phạm đất đai
>> Đà Nẵng phải truy thu hàng ngàn tỉ đồng vì sai phạm đất đai
Công trình Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng đã đi vào hoạt động - Ảnh: Nguyễn Tú |
Theo báo cáo gửi Chính phủ của
Bộ Tài nguyên - Môi trường, về cơ bản, UBND TP.Đà Nẵng đã ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật về đất đai đúng trình tự, thẩm quyền với tình
hình thực tế của địa phương, tạo khuôn khổ pháp lý để thực hiện công
tác quản lý nhà nước về đất đai nhưng còn một số hạn chế.
Cụ thể, sau khi có luật Đất đai 2003, UBND
TP.Đà Nẵng đã ban hành 28 văn bản quy phạm pháp luật, 8 văn bản chỉ đạo
điều hành cụ thể về đất đai giúp công tác quản lý của thành phố đi vào
nề nếp. Từ năm 2003, Đà Nẵng đã ban hành quyết định giao, cho thuê đất
với 1.061 công trình, dự án với tổng diện tích 15.783,46 ha. Trong số
đó, có 220 dự án thuê đất với diện tích 3.411,44 ha, 166 dự án giao đất
có thu tiền sử dụng đất, diện tích 2.896,08 ha.
Bộ Tài nguyên - Môi trường kết luận trong năm
2011 Đà Nẵng chưa thực hiện nội dung Công văn số 79/TTg-KTN ngày
26.3.2011 của Thủ tướng về quyết định nhu cầu sử dụng đất để thực hiện
dự án, công trình cấp bách.
Tháng 7.2012, khi HĐND TP.Đà Nẵng ra nghị
quyết thông qua nhu cầu sử dụng đất các dự án, công trình cấp bách, UBND
TP.Đà Nẵng mới chỉ đạo Sở Tài nguyên - Môi trường có văn bản báo cáo Bộ
Tài nguyên - Môi trường về nhu cầu sử dụng đất của các dự án, công
trình cấp bách trên địa bàn. Số liệu cụ thể là: 233 dự án, công trình
với tổng diện tích 15.495,56 ha và 66 dự án, công trình có sử dụng vào
đất trồng lúa với diện tích là 1.457,7 ha.
Về công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất và quy hoạch xây dựng liên quan các dự án đầu tư tại Đà Nẵng,
Bộ Tài nguyên - Môi trường phát hiện một số dự án có quyết định thu hồi,
giao hoặc cho thuê đất để thực hiện dự án từ năm 2009-2010, nhưng đến
thời điểm kiểm kê đất đai năm 2010 vẫn chưa được bồi thường, giải phóng
mặt bằng như dự án: khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, khu đô thị Quan
Nam-Thủy Tú, khu công nghiệp Hòa Cầm, khu công nghệ cao Đà Nẵng...
Bất cập trong giao, cho thuê, chuyển nhượng, cấp GCN quyền sử dụng đất
Kiểm tra 48 trên 1.061 hồ sơ về vấn đề giao
đất, cho thuê đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các dự án
đầu tư, Bộ Tài Nguyên - Môi trường kết luận có 2 trong số 14 dự án sử
dụng vốn ngân sách nhà nước được giao đất chưa đúng trình tự thủ tục.
Một trong số này là dự án xây dựng Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng,
thuộc Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh Đà Nẵng đã hoàn thành
xây dựng ngày 31.12.2012 và đi vào hoạt động từ 15.1.2013.
Công trình còn lại là dự án Khu liên hợp thể thao, Trạm xử lý nước thải và khu tái định cư Hòa Xuân thuộc địa bàn Q.Cẩm Lệ.
Trong số 34 dự án còn lại không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, có 30 dự án chưa thực hiện đúng trình tự thủ tục giao đất.
Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
đối với dự án đầu tư, Bộ Tài nguyên - Môi trường kiểm tra 41/48 hồ sơ
dự án đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có 14 dự án được
cấp đúng thủ tục, đối tượng, thời hạn sử dụng đất. 27 trường hợp dự án
không sử dụng vốn ngân sách nhà nước còn lại đều được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất vào mục đích sản xuất kinh doanh thời hạn lâu dài
là trái với quy định của luật Đất đai 2003.
Về việc chuyển quyền sử dụng đất cho các chủ
đầu tư, Bộ Tài nguyên - Môi trường đã chỉ ra những bất cập liên quan đến
2 đơn vị là Công ty TNHH Thương mại Hà và Công ty TNHH Khách sạn và
Biệt thự Nam Phát. Chủ trương của UBND TP.Đà Nẵng giao cho công ty quản
lý và khai thác đất hoặc các ban quản lý dự án. Theo đó, công ty có chức
năng khai thác quỹ đất ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất cho các chủ
đầu tư mà UBND không trực tiếp giao đất. Điều này tạo điều kiện cho các
tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất chỉ liên hệ một đầu mối, song
chưa đúng với luật Đất đai năm 2003.
Đối với Công ty TNHH Thương mại Hà, năm 2008,
UBND TP.Đà Nẵng thu hồi đất của Ban quản lý Sơn Trà-Điện Ngọc và giao
cho đơn vị này 150.750 m2. Trong đó diện tích giao đất có thu tiền là
75.000 m2, diện tích cho thuê trả tiền hằng năm là 75.750 m2, tiền sử
dụng đất là 39 tỉ đồng. Công ty TNHH Thương mại Hà được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất làm cơ sở sản xuất kinh doanh. Phần đất được giao
có thời hạn lâu dài, phần thuê có thời hạn 50 năm nhưng Công ty TNHH
Thương mại Hà không sử dụng đất, đầu tư xây dựng theo nội dung dự án mà
chuyển tên cho Công ty TNHH Khách sạn và Biệt thự Nam Phát. Ngày
27.11.2010, UBND TP.Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH
Khách sạn và Biệt thự Nam Phát vào khu đất 150.750 m2 nói trên, tổng số
vốn đầu tư là 380 tỉ đồng, thời gian hoạt động 50 năm từ ngày 7.7.2008.
Việc này, Bộ Tài nguyên - Môi trường kết luận là trái quy định tại Khoản
8 Điều 2 Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27.1.2006 của Chính phủ.
Bộ Tài nguyên - Môi trường
kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Đà Nẵng kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của
tập thể, cá nhân khi để xảy ra sai sót và những tồn tại nói trên. Ngoài
ra, TP.Đà Nẵng cần chỉ đạo kiểm tra, lập thủ tục thu hồi các dự án không
sử dụng đất quá 12 tháng liền, hoặc những dự án có tiến độ thực hiện
chậm quá 24 tháng theo quy định của luật Đất đai 2003, thu hồi những dự
án chuyển nhượng đất trái pháp luật.
Bộ Tài nguyên - Môi trường
cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP.Đà Nẵng sớm kiểm tra, rà soát
lại các trường hợp dự án đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất lâu dài vào mục đích sản xuất kinh doanh; TP.Đà Nẵng cần lập
trung tâm phát triển quỹ đất.
|
Thái Uyên - Lê Quân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét