Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Khiếu kiện đất đai nhiều: đừng nói dân sai!

SGTT.VN - Sáng ngày 18.9, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo với các quyết định hành chính về đất đai. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng dân khiếu kiện nhiều do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, do các quyết định hành chính sai và có thể bị ảnh hưởng bởi các nhóm lợi ích.

 

Hai văn bản về một vụ việc trong một ngày

 

Năm 2011 có 4.159 đoàn khiếu kiện về đất đai. 
Vì sao càng ngày các vụ việc khiếu kiện về đất đai, nhất là khiếu kiện tập thể lại càng tăng? Hầu hết các thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đều đặt câu hỏi này khi bắt đầu đưa ra ý kiến. Ông Nguyễn Kim Khoa, chủ nhiệm uỷ ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội, thẳng thắn: “Kể cả trong những khiếu nại sai cũng không hoàn toàn do người dân sai. Các quyết định hành chính của tỉnh của huyện không đúng nên người dân khiếu kiện thì không thể nói dân sai!”

Đưa ra ví dụ, ông Khoa nói, ngay thời điểm đầu năm nay khi đi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Phú Thọ, ở khu vực giải toả hành lang cho đường cao tốc Lào Cai – Nội Bài, người dân đã đưa cho ông xem nhiều quyết định do chủ tịch tỉnh ký. “Trong một ngày ông chủ tịch tỉnh ký tới hai quyết định thay thế nhau về cùng một vụ việc”, ông Khoa cho biết. Việc ban hành văn bản không theo quy trình nào cả, quyết định thay đổi trong một ngày vậy người dân có khiếu kiện không?

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Chống tham nhũng trong quản lý đất đai

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, kể ông bị ám ảnh bởi bộ hồ sơ khiếu kiện của một nhóm công dân ngoại thành Hà Nội, họ bị thu hồi đất, đuổi ra khỏi nhà mà không được đền bù một đồng. Sau đó, họ đã khiếu nại khắp nơi nhưng không ai giải quyết, không ai trả lời họ dù chỉ một câu.

 

“Tôi biết có những lắt léo trong hồ sơ của nhóm công dân này nhưng vấn đề là đã không ai đứng ra giải quyết thắc mắc của công dân và họ cứ khiếu nại mãi”, ông Võ nói.

Câu chuyện của Giáo sư Võ không phải là cá biệt, sự vô cảm của chính quyền địa phương trong giải quyết các khiếu nại của công dân vốn là vấn đề nhức nhối không chỉ trong lĩnh vực đất đai.

Vụ tranh chấp kéo dài giũa hai nhà 30-32 Lê Lai, TP Đà Nẵng: Chờ bản án công tâm từ Tòa

Một khu đất được chuyển nhượng cho nhiều hộ dân do cùng một chủ bán, nhưng khi cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở (GCNQSDĐ&SHNƠ) không công khai, không đúng quy trình; làm thay đổi hiện trạng đất ở, ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các nhà liền kề.

Trích lục tạm bợ ngày 3/11/1975 của Ty Quản lý Nhà Đất và Công trình công cộng
Quảng Đà thể hiện nhà bà Oai có diện tích 91m2.
Sau nhiều lần báo chí lên tiếng, HĐND TP phản ánh, UBND TP Đà Nẵng đã ra QĐ số 8715/QĐ-UBND ngày 12/11/2010; theo đó phần diện tích đất cho là “đường luồng sử dụng chung” 26,6m2 nay thuộc hộ ông Phan Thanh Kế. Tuy nhiên, phần diện tích sử dụng riêng của bà Hương lấn chiếm đất nhà ông Kế chưa được giải quyết, buộc đưa ra khiếu kiện tại Tòa án.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Tranh chấp giữa nhà số 30 - 32 Lê Lai, Đà Nẵng: Chờ bản án xác đáng từ tòa án

(Thanh tra) - Cùng khu đất của một chủ chuyển nhượng cho nhiều hộ dân khác, nhưng khi cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở (GCNQSDĐ&SHNƠ) không công khai, không đúng quy trình, các hộ liền kề không được thông báo để ký xác nhận vào biên bản tứ cận, dẫn đến hiện trạng đất bị thay đổi, lấn chiếm, chồng chéo nhau. UBND TP. Đà Nẵng giải quyết cơ bản vụ việc nhưng chưa dứt điểm nên các hộ dân tiếp tục khiếu kiện ra Tòa án.

Trong Văn tự mua bán nhà ngày 25/7/1975 của bà Võ Thị Kim Sa bán cho bà Huyền Tôn Nữ Thị Oai (sau này bà Trần Thị Thanh Hương thừa kế), có kích thước 4m x 17m, không ghi phần chung nào với nhà ông Kế, được UBND Cách mạng P.Thạch Thang lúc bấy giờ chứng thực, với tổng diện tích nhà đất là 91m2, thể hiện qua Trích lục tạm bợ và Trích lục họa đồ ngày 03/11/1975 của Ty Quản lý Nhà Đất & Công trình công cộng Quảng Đà cấp cho thửa đất số 352/1249 tờ bản đồ số 9 (cũ), tức tờ số 3 bản đồ số 9 (mới) cho khu phố Thạch Thang.
 
Tuy nhiên, khi cấp GCNQSHNƠ & QSDĐƠ cho bà Oai do Sở Địa chính - Nhà đất (cũ) tiến hành vào ngày 26/9/2001, trong Biên bản xác định hiện trạng ranh giới, mốc giới thửa đất ghi bề ngang từ 4m “nở” thành 4,46m và thêm phần chung (chiếm vào sân sau, phần hông và một phần sân trước nhà số 32 Lê Lai); Biên bản tứ cận lập ngày 26/9/2001, nhưng trước đó một ngày, ông Tổ trưởng tổ dân phố số 52 đã ký khống và trong biên bản này không có chữ ký xác nhận của chủ nhà số 32. Qua tìm hiểu, được biết ông Huỳnh Chất (phía Đông nhà 30 Lê Lai) và ông Phạm Ngọc Trung (phía Bắc nhà 30 Lê Lai), là những hộ liền kề cũng không chứng kiến việc đo vẽ trên, mà được bà Hương đưa biên bản nhờ... ký. Ngoài ra, biên bản có nêu: “Về phía Tây lấy tường nhà của chủ hộ làm ranh giới”, nhưng khi đo vẽ bề ngang khu đất thể hiện 4,46m; vượt qua cả tường nhà bà Hương và lấn vào phần đất nhà ông Kế hơn 0,1m chiều ngang, cùng chiều dài là 17,5m. Đến khi cấp GCNQSHNƠ & QSDĐƠ số 3401032470 ngày 12/12/2001, (chuyển thừa kế từ bà Oai cho bà Hương ngày 13/02/2007) với bề ngang nhà từ 4,46m tăng lên thành 4,56m và có “vẽ thêm” phần diện tích sử dụng chung là 26,6m2 đất. Do sai trình tự thủ tục nên ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các hộ liền kề: Bề ngang đất bà Hương chồng lên đất nhà ông Kế khoảng hơn 0,2m và lấn chiếm khoảng không bề ngang 0,3m phía nhà ông Chất (số 28 Lê Lai), đưa diện tích sử dụng riêng từ 91m2 lên 100,3m2 đất.

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

VỤ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KÉO DÀI GIỮA 2 NHÀ 30 VÀ 32 LÊ LAI, TP. ĐÀ NẴNG: Chờ công lý thực thi


Trích lục tạm bợ ngày 3/11/1975 của Ty Quản lý Nhà Đất và Công trình công cộng Quảng Đà thể hiện nhà bà Oai có diện tích 91m2.
(TN&MT) - Một thầy giáo già sau nhiều lần cầm đơn gõ cửa nhiều cơ quan, nhiều cấp thẩm quyền nhà nước, phản ảnh việc cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở (GCNQSDĐ&SHNƠ) cho nhà 30 Lê Lai không công khai, không đúng quy trình. 

Sau khi báo chí phản ánh, HĐND TP lên tiếng; UBND TP. Đà Nẵng đã ra Quyết định (QĐ) số 8715/QĐ-UBND ngày 12/11/2010, theo đó phần diện tích đất cho là "đường luồng sử dụng chung" 26,6m2 nay thuộc hộ ông Phan Thanh Kế. Tuy nhiên, phần diện tích đất của bà Hương lấn chiếm đất nhà ông Kế chưa được giải quyết, buộc vụ việc phải ra đến pháp đình.
Tranh chấp xảy ra khi bà Trần thị Thanh Hương xây dựng mới nhà 30 Lê Lai vào ngày 10/7/2009. Khi xây nhà, bà Hương cho người đập hàng trụ bê-tông cốt thép 0,2mx0,2mx4,5m (hàng trụ hoàn toàn không liên kết với tường nhà bà Hương) và bức tường ngăn, tháo mái tôn và phá vỡ mương thoát nước bên hông nhà ông Kế để nới rộng bề ngang từ 4m lên 4,56m.

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Một số bài báo về Thanh tra Chính phủ và UBND TP Đà Nẵng

Tuổi Trẻ TPHCM - 11/10/2012 
Sẽ thanh tra chấp hành pháp luật nhiều địa phương

TT - Tại cuộc họp báo thường kỳ quý 3-2012 của Thanh tra Chính phủ (TTCP) vào ngày 10-10, ông Ngô Văn Khánh, phó tổng TTCP, cho biết đã hoàn thiện mười kết luận thanh tra, trong đó có cuộc thanh tra trách nhiệm chủ tịch UBND TP Đà Nẵng về chấp hành chính sách pháp luật khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng và thực hiện Luật thanh tra.

Kiện hành chính UBND TP Đà Nẵng

Lúc 7.30 hôm nay ngày 19/10/2012, Tòa án hành chính thành phố Đà Nẵng sẽ đưa ra xét xử vụ ông bà Phan Thanh Kế kiện hành chính UBND TP Đà Nẵng.

Tuy nhiên lâu nay, UBND TP không tham gia các bước hòa giải và cung cấp thông tin mà ủy quyền cho ông Hoàng Minh Hòa - chánh thanh tra Sở TNMT TP Đà nẵng (xem tổ chức Sở TNMT TP Đà Nẵng tại đây). Ông Hòa đã có câu nói rất nổi tiếng “Sai số cho phép 10%. Việc chênh lệch về số đo nằm trong sai số cho phép vì thực tế không có trường hợp nào chuẩn xác đến từng m2, thông số có sai số về diện tích tăng lên là phổ biến” (bài trên báo Xây dựng).

Bề ngang nhà 4m thì chỉ có thể có sai số tối đa vài cm, vậy mà ông chấp nhận sai lệch đến 40-50cm. Thật bó tay quan chức cấp Chánh thanh tra của một thành phố "đáng sống" trực thuộc trung ương!

Bà con nào ở Đà Nẵng có những vụ việc tương tự liên quan đến thành tích của ông Hòa vui lòng cung cấp thêm thông tin giúp. Xin cám ơn.

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Hồ sơ pháp lý sai trầm trọng một cách có hệ thống của bà Trần Thị Thanh Hương

Một thầy giáo già đã bao nhiêu năm theo đuổi vụ kiện láng giềng ngang ngược lấn chiếm đất đai. Đã có mấy chục bài báo từ trung ương đến địa phương phản ảnh sự việc. Sự việc đã được đại biểu HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Quang Nga chất vấn trong 2 kỳ họp liên tiếp của HĐND TP được truyền hình trực tiếp (ông Nguyễn Bá Thanh là Chủ tịch HĐND) (có thể xem uy tín của ông Nga ở đây). Điều đáng nói là các cấp chính quyền và nay là Tòa hành chính thành phố Đà Nẵng qua quá trình cung cấp thông tin vẫn "chưa hiểu" những điều hiển nhiên ai cũng hiểu. Mong qua blog này Tòa sẽ xem xét vụ việc khách quan hơn.

Sau đây là một số các bất hợp lý của giấy tờ đất đai của bà Trần Thị Thanh Hương số 30 Lê Lai, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng:

Văn tự mua bán nhà của bà Oai (mẹ bà Hương) vào ngày 25/7/1975 thể hiện tổng diện tích 4x17m (nhà, chưa kể sân trước nhà)